Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Xuất khẩu tiến sĩ



Xuất khẩu tiến sĩ
Thái Sinh

Lão Cò buông tờ báo xuống chiếu nhìn bác Thảo Dân thở dài:
- Ước mơ của tôi và bác là xuất khẩu tham nhũng xem ra không ổn rồi...
- Lão nói lạ thật, trên mặt báo hàng ngày đều đưa tin nhan nhản các vụ tham nhũng, ít thì vài trăm triệu, nhiều thì hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Nhìn chỗ nào cũng thấy tham nhũng, chả thế mà ông Chủ tịch nước nói tham nhũng bây giờ không phải là một vài con sâu, mà cả một bầy sâu. Tham nhũng đã trở thành một bộ phận không nhỏ rồi, đó là thứ mà nước ta quá nhiều thì phải xuất khẩu chứ, sao lão lại bảo không ổn là không ổn thế nào?
Nghe thế lão Cò cười mủm mỉm:
- Thì ai cũng biết thế, nhưng đã ai tìm ra cái bộ phận không nhỏ ấy nó nằm ở chỗ nào mà đào bới đem xuất khẩu.
- Công an Việt Nam giỏi nhất thế giới mà không tìm được cái bộ phận không nhỏ đó thì cũng kỳ thật đấy. Hoá ra tham nhũng là tài sản quý hiếm của nước ta không thể xuất khẩu được?
- Vậy theo bác thì nước mình xuất khẩu được thứ gì mạnh nhất?
Bác Thảo Dân vò đầu bứt tai, rồi hút thuốc lào, rồi gảy tàn đóm, rồi hắng giọng dăm bảy bận mới bảo:
- Tôi dân đen biết thế quái mặt hàng nào của mình có thế mạnh mà xuất khẩu được. Lão là tiến sĩ, chữ nghĩa đầy mình, ăn cơm thiên hạ mòn cả bát đũa mà còn chả biết thì cái thằng dân như tôi thì biết gì được? Nhưng cũng lạ thật đấy lão Cò nhỉ, hôm qua xem báo mới hay bố con ông nông dân Trần Quốc Hải ở Tây Ninh vừa được Vương quốc Campuchia trao tặng huân chương Đại tướng quân vì có công chế tạo xe tăng chiến đấu cho họ.
Lão Cò như bừng tỉnh:
- Kỳ tài! Kỳ tài! Tôi không thể ngờ một nông dân chính hiệu, học hành chẳng đến nơi đến chốn vậy mà chế tạo được cả máy bay và xe tăng thì phải phục ông nông dân ấy sát đất - Lão chợt thở dài - Chả bù cho tôi với danh hão tiến sĩ chỉ loè được những quan chức háo danh thôi. Ngẫm ra mà hổ danh cho thứ tiến sĩ giấy bác ạ...
Bác Thảo Dân cười ha hả?
- Một nông dân chân đất như thế chắc được nhân dân kính trọng ngàn lần so với những người khoác đầy mình những học hàm, học vị mà chả có công trình khoa học gì? Đứng trước hai cha con nông dân ấy các vị tiến sĩ chắc cảm thấy xấu hổ lắm nhỉ?
Im lặng một lát lão Cò thở dài:
- Thời thế bắt người ta phải thế. Chừng nào người ta còn coi trọng cái danh hão thì chừng ấy các lò ấp tiến sĩ còn nở rộ. Như tôi đây ham hố gì cái danh tiến sĩ đâu. Dưng mà để loè các chủ đầu tư thằng cháu mới ghi tên tôi đi học tiến sĩ đấy chứ. Có vị nói, giá họ ghi danh con bò, sau hai năm đi học cũng có bằng tiến sĩ như ai.
- Nghe nói kế hoạch tới năm 2020 nước ta sẽ đào tạo đủ 20 ngàn tiến sĩ, không chỉ đủ tiến sĩ trong các trường đại học mà cán bộ cấp phường ở thủ đô cũng phổ cập tiến sĩ để có những ý tưởng mới. Khi đó ra đường đụng đâu cũng gặp tiến sĩ...
- Ôi giời bác Thảo Dân ơi, bác nói vậy làm tôi thấy xấu hổ lắm. Không chờ đến ngày đó đâu, hạng tiến sĩ như tôi bây giờ cũng đã nhan nhản khắp nơi rồi.
Bác Thảo Dân vỗ đùi:
- Nhiều tiến sĩ như vậy chúng ta phải xuất khẩu tiến sĩ thôi. Xuất khẩu chất xám chắc chắn thu nhiều ngoại tệ hơn là xuất khẩu sức lao động có phải không lão Cò?
Nghe thế lão Cò bật cười:
- Có ma họ nhập khẩu hạng tiến sĩ giấy như tôi. Hai nông dân chế tạo xe tăng cho Campuchia họ cần hơn là lũ tiến sĩ giấy bác ạ.
 


  

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Tham như...



Tham như...
Thái Sinh 
 
Lão Cò ngồi đợi bác Thảo Dân sau khi đã thông điếu, pha xong ấm nước chè xanh. Ngồi chán chê đến ê cả đầu gối mới thấy thằng Út tới, nó bảo:
- Khổ, bố cháu đang chuẩn bị sang nhà lão thì có khách tới mua ba ba giống. Thế là bố cháu lại phải xuống ao vớt ba ba bán cho người ta, bảo cháu sang trước.
 - Này tôi hỏi anh, cái vụ công ty thép nước ngoài ở Hà Tĩnh xây miếu thờ anh biết chứ? Chắc có sự thoả thuận ngầm gì đó với những người có chức có quyền nên họ mới làm liều như vậy chứ? Nay họ xây miếu, mai họ xây đình chùa, rồi tiến tới lập làng...để sau này họ lu loa lên rằng đất này là của chúng tôi như họ đã cướp đảo, cướp biển của mình đấy thôi.
Thằng Út trầm ngâm một lát mới thủng thẳng đáp:
- Theo báo chí nói mới đầu quan chức của ta đồng ý, sau khi bị báo chí và dư luận phản đối thì họ mới rút lại ý kiến. Có hay không sự thoả thuận ngầm thì cháu không biết, họ xây miếu thờ không chỉ là việc đã rồi, mà còn là phép thử đối với chính giới của ta lão ạ.
- Tệ thật! Lão Cò thở dài - Ai đã đồng ý cho họ xây dựng miếu thờ trên đất nước mình thì cần phải xem xét lại trách nhiệm và ý thức công dân của họ với lãnh thổ quốc gia như thế nào...
- Ôi giời, lão ngồi đấy mà đợi người ta xem xét trách nhiệm, đến mục thất nhé. Chuyện ông cựu Tổng Thanh tra xây nhà như lâu đài, ông chủ tịch tỉnh BD có khối tài sản khổng lồ báo chí nói rát cổ nổ họng đến nay có ai trả lời họ đã làm gì để có được khối tài sản kếch xù đó đâu?
Nghe thế lão Cò rít liền mấy điều thuốc lào rồi cười khục khục trong cổ:
- Hãy đợi đấy! Dưng mà tối qua lão thấy ti vi đưa tin Chủ tịch nước đã ký quyết định thu hồi danh hiệu anh hùng của ông cựu bí thư tỉnh Thừa Thiên-Huế vì khai gian dối. Hoá ra quan chức không chỉ tham lợi mà còn tham cả danh nữa. Làm đến chức bí thư tỉnh uỷ, danh lợi đủ cả mà vẫn muốn làm anh hùng là sao nhỉ?
- Lão không biết đó thôi, những danh hiệu thi đua các quan dành hết cả. Đúng hơn là họ dành cho quan, một kiểu ban phát đặc ân để nhận sự đặc ân. Có những loại huy chương, giấy khen tiền kèm theo chỉ vài trăm ngàn nhưng quan chức nhận hết chỉ chừa cho dân lấy lệ. Nhiều quan chức không biết treo giấy khen, bằng khen ở đâu nên xếp thành đống trên nóc tủ, nghĩ mà tội cho người đã ký những giấy khen, bằng khen đó...
Lão Cò ngồi bần thần một lúc, thở dài:
- Xưa các cụ nói “tham như chó”. Bây giờ mà nói “tham như chó” chắc là oan cho lũ chó lắm. Chúng sẽ kiện lên tận Ngọc Hoàng, vì chúng chỉ tham ăn chứ đâu tham cả danh như quan?

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Thương con trẻ

Thương con trẻ
Ảnh minh họa. Ảnh internet
Lão Cò đặt tờ báo xuống chiếu ngước mắt nhìn lên trần nhà, thật tình lão không hiểu cảm xúc của mình lúc này như thế nào, không ra vui cũng chẳng ra buồn. Vừa lúc đó thì bác Thảo Dân tới, nghe bác nói oang oang ngoài cổng:
- Một sáng kiến vĩ đại chưa từng thấy của Sở Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh…

- Tôi chẳng hiểu bác nói gì, sáng kiến gì ghê gớm mà bác phải hét toáng lên như giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải nô-ben toán học vậy?
Bác Thảo Dân ngồi xuống chiếu tự tay rót một chén Tiên Lãng Tửu rồi uống ực một ngụm.
- Thật đã đời. Người ta bảo “Tửu sớm trà trưa”, uống rượu buổi sáng là sướng nhất. Hôm nay tôi có một cái sướng muốn nói với lão…
Lão Cò vội ngồi thẳng người dậy:
- Bác sướng cái gì cho tôi sướng cùng với chứ?
Bác Thảo Dân cười tủm tỉm, bác lại tự tay rót rượu rồi mới thủng thẳng:
- Sắp vào năm học mới rồi, lão còn nhớ cái thời chúng ta mặc quần thủng đít vừa khóc vừa bước thấp bước cao theo mẹ đến trường chứ?

Hai cậu nhỏ này phải theo đít trâu bởi bố mẹ cậu không tậu cho ai pác
 -  Hồi ấy đến trường là một cực hình của đám trẻ chúng ta. Nhưng mà cái chuyện đi học có liên quan gì tới cái sự sướng của bác kia chứ?
- Có đấy. Lão nhìn lũ trẻ bây giờ tới trường khác chúng ta ngày xưa chỗ nào?
Lão Cò ngẫm nghĩ một lát mới đáp:
- So với thời tôi và bác đi học lũ trẻ bây giờ sướng chán. Nhưng tôi thương nhất lũ trẻ khoác ba lô sách nặng trịch đến vẹo cả xương sống.
- Là tôi muốn nói với lão ở chỗ ấy. Có lẽ vì thương lũ trẻ phải còng lưng trước núi sách vở nên Sở Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh mới có sáng kiến trang bị cho học sinh từ lớp một tới lớp ba mỗi em một cái ai pác.
- Giống như Hà Nội trang bị cho các vị đại biểu hội đồng nhân dân một cái ai pác, để khỏi tốn tiền in tài liệu chứ gì?

Ảnh minh họa. Ảnh internet
 - Thì cũng từa tựa như vậy. Nhưng ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh muốn chứng minh sự vượt lên trước thời đại của mình. Họ trang bị cho lũ trẻ còn thò lò mũi xanh phương tiện học tập tiến bộ hơn cả giáo dục nước Nhật vài chục năm.
- Đấy là ý tưởng sặc mùi tiền bác Thảo Dân ơi!
Lão Cò cướp lời, khiến bác Thảo Dân bực lắm.
- Tiền? Tôi không hiểu nổi người ta lại có thể làm tiền trên lưng học sinh?
- Không phải ý tưởng làm tiền là ý tưởng gì? Với 4.000 tỷ đồng mua ai pác, với lũ trẻ hỉ mũi chưa sạch thì chúng sử dụng ai pác như thế nào nhỉ? Một ý tưởng rồ dại chưa từng thấy được núp dưới vỏ bọc thương con trẻ…

Ảnh minh họa. Ảnh Internet
 Bác Thảo Dân lắc đầu:
- Không! Với tôi dứt khoát là những người làm công tác giáo dục không có ý nghĩ tối tăm đi làm tiền với lũ trẻ đâu. Mọi sự ý tưởng  mới mẻ ban đầu không mấy khi được chấp nhận. Cũng giống như chuyện trang bị ai pác cho các đại biểu hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội. Bây giờ các buổi họp hội đồng trên bàn các vị đều thấy đặt ai pác. Người ta bảo chúng ta đang sống trong thời đại thế giới phẳng. Việc trang bị cho lũ trẻ ai pác để chúng bước vào thế giới phẳng ngay từ ngày cắp sách tới trường là một ý tưởng hay lão Cò ạ.
Lão Cò ngửa cổ lên trời cười sằng sặc:
- Hay! Tôi không ngờ hôm nay bác lại có nói hay như vậy. Xin cụng với bác một chén mừng cho ngành giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đang vượt lên trước thời đại bắt đầu từ việc thương con trẻ… 

Thái Sinh
Xem thêm:
 http://ngocduonglc.blogspot.com/2014/08/3125-thuong-con-tre.html#more

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Thư gửi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Thư gửi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Người viết thư này : Nguyễn Thiện Chí, học khoa Ngôn ngữ – Văn học Trung Quốc, Đại học Bắc Kinh . Tốt nghiệp năm 1961.
- Giảng viên cao cấp Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Ủy viên Ban thường vụ Hội hữu nghị Việt – Trung TPHCM
- Trưởng ban liên lạc Cựu lưu học sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Trung Quốc
Ghi chú : – Ông Lý Khắc Cường, học Khoa Pháp Luật, Trường Đại học Bắc Kinh, tốt nghiệp năm 1982.
Nguyễn Thiện Chí
Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Thiện Chí
Số nhà: 116/879B Nguyễn Kiệm, P3 Quận Gò Vấp TPHCM
Điện thoại: (08)39856473/ 0983.809.808
Thư gửi 
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Kính thưa ông,
Theo AFP, ngày 18/6/2014, trong cuộc gặp các học giả, chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp tại Thủ đô London của Vương quốc Anh, ông tuyên bố “Người Trung Quốc vốn dĩ yêu hòa bình. Khổng Tử từng dạy : điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác, điều này đã in dấu trong ADN của dân tộc chúng tôi” .
Ông còn nói: “Bành trướng không có trong ADN người Trung Quốc và chúng tôi không thể chấp nhận nguyên lý cho rằng một quốc gia mạnh nhất định phải trở thành bá quyền. Rồi ông nói tiếp “Đối với những hành vi kích động rắc rối và phá hoại hòa bình, Trung Quốc (TQ) sẽ phải thực hiện mọi biện pháp kiên quyết để ngăn chặn, không để tình hình ngoài tầm kiểm soát: (Theo Báo Thanh niên số 171 ra ngày 20/06/2014 ). Đọc xong đoạn này tôi suy nghĩ rất nhiều, tâm trạng vô cùng bức xúc.
Sau đây, với danh nghĩa là người có vinh dự và may mắn học cùng một trường với ông ở Đại học Bắc Kinh, trên tinh thần dân chủ, khoa học, tôi xin mạn phép được trao đổi chân thành và thẳng thắn đôi điều về nội dung bài phát biểu của ông (1).
Phát biểu của ông hẳn ai cũng biết, nằm trong bối cảnh thế giới lên án, phê phán mạnh mẽ và rộng khắp về việc TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 từ hơn một tháng rưỡi nay tại thềm lục địa thuộc Biển Đông của Việt Nam. Ông thanh minh, giải thích, cố trấn an dự luận thế giới.
Song, đây là những điều ông nói với những người không hiểu biết hoặc thiếu hiểu biết, chứ người hiểu biết làm sao mà tin được.
Ông Nguyễn Thiện Chi
1.  Ông bảo rằng, bành trướng không có trong ADN người Trung Quốc. Thật vậy sao? Muốn kết luận chính xác điều này phải thông qua sự giám định của giới khoa học am hiểu lịch sử. Còn người bệnh thì phải thông qua chẩn đoán, giám định của y học.
Tôi xin phép điểm qua lịch sử dân tộc Việt Nam từ hơn 2000 năm qua để ông có cái nhìn khách quan, thực sự cầu thị. TQ hơn 2000 năm qua đã bao nhiêu lần xâm lược Việt Nam, gây bao đau khổ tang tóc cho người dân Việt Nam.
- Từ năm 111 (trước CN), triều đình nhà Đông Hán đã sai Triệu Đà, Mã Viện, Tô Định đem 100.000 quân xâm lược Việt Nam (lúc bây giờ gọi là Âu Lạc)
Cuộc khởi nghĩa do  Hai Bà Trưng – Trưng Trắc, Trưng Nhị lãnh đạo đã bị dìm trong biển máu.
- Đầu thế kỷ thứ X, nhà Tống lại đem hàng chục vạn quân do chủ soái là Thái tử Giao vương Lưu Hoàng Thao cầm đầu sang xâm lược Việt Nam. Ngô Quyền đã phất cao cờ nghĩa cứu nước, tiêu diệt Hoàng Thao (năm 938).
- Đầu thế kỷ XV, triều đình nhà Minh lại đưa hàng chục vạn quân, tướng tá, sang đánh phá xâm lược Việt Nam. Lê Lợi và Nguyễn Trãi tập hợp những người yêu nước, đoàn kết một lòng, trường kỳ kháng chiến (1418 – 1427 ), chống trả quân xâm lược, và đại phá quân Minh ở Chi Lăng (1427) đuổi giặc Minh về nước.
- Đến cuối thế kỷ XVIII, triều đình nhà Thanh phái Tôn Sĩ Nghị đưa 50 vạn quân sang đánh Việt Nam. Mùa Xuân năm Kỷ Dậu – năm 1789, Tướng Nguyễn Huệ – Quang Trung với tài cầm binh thao lược, thần tốc đánh tiêu diệt quân Thanh. Quân Thanh phải đầu hàng, tháo chạy không còn mảnh giáp, cút về nước. Tôn Sĩ Nghị kinh hồn bạt vía, chạy thoát chết.
Đó là điểm sơ qua thời kì cổ, cận đại.
Bước sang thời kì hiện đại, có 3 sự kiện đáng ghi nhớ.
Một là:  vào đầu năm 1974, lợi dụng tình thế miền Bắc Việt Nam đang dồn sức vào công cuộc chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc đem quân đánh chiếm Hoàng Sa (lúc bấy giờ theo hiệp định Geneve, Hoàng Sa do quân đội Việt Nam Cộng Hòa quản lý) giết chết 74 lính Việt Nam Cộng Hòa. Từ đó, TQ chiếm luôn Hoàng Sa cho mãi đến bây giờ.
Hai là: vào ngày 17/02/1979, ông Đặng Tiểu Bình ra lệnh đưa 9 quân đoàn với 500 xe tăng và hàng nghìn vũ khí đột nhiên đánh phá vùng biên giới phía Bắc Việt Nam với lý do “ dạy cho Việt Nam một bài học”.  Người dân Việt Nam ngỡ ngàng không biết bài học đó là bài học gì ? Cuộc chiến này làm hơn 4 vạn quân dân Việt Nam hy sinh!.
Ba là: ngày 04/03/1988, Trung Quốc đột nhiên đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam làm 64 chiến sĩ đang làm nhiệm vụ phải hi sinh và bắt sống 9 chiến sĩ khác.
Ông giải thích như thế nào về các sự kiện trên?
Có điều là, sử sách ghi chép rằng tất cả những cuộc xâm lược đó đều không mang lại kết quả gì, chỉ làm tổn hao xương máu của nhân dân hai nước, xâm hại tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt – Trung.
Cho nên, qua sự hiểu biết và theo dõi của chúng tôi, thì người dân Trung Quốc, bao gồm trí thức chân chính Trung Quốc là yêu hòa bình, trong gen họ không có tư tưởng bành trướng. Đúng là như vậy. Còn giới cầm quyền, lãnh đạo Trung Quốc xưa nay không phải vậy.
Tóm lại, Việt Nam không hề đưa quân sang lãnh thổ TQ gây hấn, mà tất cả đều là Trung Quốc đưa quân sang Việt Nam đánh phá lấn chiếm. Sử sách ghi chép rõ ràng, không một ai có thể bóp méo, xuyên tạc được.
Còn có một sự kiện, thế giới vẫn đang thắc mắc tiện thể tôi nêu ra đây, là vào năm 1962, Trung Quốc đánh chiếm Ấn Độ 380.000 km2 vùng biên giới Akasai, thực hư như thế nào, xin ông nói cho thế giới biết.
2. Trong bài phát biểu, ông Lý viện dẫn Khổng Tử để biện minh cho lý lẽ của mình. Tôi học ở Trung Quốc 7 năm, nên có điều kiện hiểu biết ít nhiều về Khổng Tử. Trong lòng tôi rất khâm phục và kính nể Khổng Tử. Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhân sĩ, trí thức Việt Nam đều rất tôn kính Khổng Tử.  Không những về đạo đức làm người của ông mà còn về học thuyết triết lý xã hội của ông. Ở Mỹ xếp Khổng Tử là người đầu tiên trong 10 danh nhân thế giới (thế giới thập đại danh nhân chi thủ). Ở Trung Quốc, tôi được biết, Khổng Tử được xem là thánh nhân, được dạy trong các cấp học, từ tiểu học đến đại học. Những lời nói Khổng Tử trở thành kinh điển.
Tư tưởng, học thuyết Khổng Tử đã tồn tại hơn 2600 năm. Khổng Tử dạy con người phải có đạo đức, phải hiểu Lễ, Nghĩa. Các trường học ở Việt Nam phần nhiều đều treo khẩu hiệu, lời dạy bảo của Khổng Tử: “Tiên học Lễ, Hậu học Văn” . Đã làm người phải học lấy chữ Nhân, phải lấy Nhân Nghĩa làm đầu, không làm những điều thất nhân, thất đức, thất tín, phải làm điều Thiện. Khổng Tử nói “Thiện ác đáo đầu chung hữu báo” (Điều thiện, điều ác cuối cùng đều được báo đáp). Chính Khổng Tử là người đề xướng thế giới đại đồng, Tứ hải giai huynh đệ (bốn biển đều là anh em) và thuyết giáo quyền bình đẳng về của cải. Những năm gần đây, Trung Quốc nêu phương châm xây dựng một xã hội hài hòa, đó chính là vận dụng đưa học thuyết Khổng Tử vào cuộc sống. Đã là anh em, xây dựng xã hội hài hòa, sao còn đánh chiếm đất đai của kẻ khác, cậy mình giàu mạnh đe dọa, uy hiếp kẻ khác. Trên thế giới này, nếu ai ai cũng học Khổng Tử, làm theo Khổng Tử thì xã hội tốt đẹp biết bao!
Ông trích dẫn lời Khổng Tử: điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Rất đúng, rất hay! Về phạm trù thiện ác, chính tà này, Khổng Tử còn có nhiều câu hết sức chí lý, tôi xin nêu tiếp, chẳng hạn như:
“Quân tử làm điều lành cho người khác, không làm điều ác cho người khác” (“君子成人之美,不成人之”)
“Người quân tử mưu ở điều Nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu mưu ở điều Lợi” (“君子喻于义,小人喻于利”)
“Làm điều lành được báo đáp điều lành, làm điều ác , ắt gặp phải điều ác”
(“
积善逢善,积恶逢恶)
Tôi rất tâm đắc câu “Quân tử nói bằng việc làm, tiểu nhân nói bằng ngọn lưỡi”.
Điều đáng tiếc là ông Lý dẫn lời Khổng Tử mà không làm theo lời Khổng Tử, ngôn hành bất nhất.
Chắc ông Lý biết rõ hơn ai hết, sau buổi chiêu đãi Chủ tịch TQ Tập Cảnh Bình vào ngày 28/03/2014 tại Berlin, Cộng Hòa Liên Bang Đức, nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng ông Tập tấm bản đồ cổ năm 1735 do Nhà xuất bản bản đồ học nổi tiếng người Pháp Jean Baptiste Bourguignon d’ Anville vẽ, trong đó các vùng Tây Tạng , Tân Cương, Mãn Châu Lý không thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Và bản đồ này không vẽ Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc. Vậy ông Lý giải thích như thế nào về tấm bản đồ này?
Trong phần cuối bài phát biểu, ông Lý ám chỉ, răn đe Việt Nam. Còn ai gây rối, kích động, phá hoại hòa bình xin nhường cho Thế Giới phán xử. Viết đến đây, tôi cũng xin dẫn lời Đức Khổng Tử: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” có nghĩa là: Giàu sang không tham lam, nghèo hèn không nao núng dao động, sức mạnh cường quyền không khuất phục đầu hàng” để kết thúc cuộc trao đổi này.
Kính chào trân trọng.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 06 năm 2014
Cựu lưu học sinh Việt Nam tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc
Nguyễn Thiện Chí
------------------/
                    ** Hoan hô ông Nguyễn Thiện Chí, ông viết rất hay, nói rất rõ ràng với người đồng môn trường Bắc Kinh của ông, riêng tôi không học ở TQ nhưng      vào internet làm 1 con tính thống kê đếm các cuộc chiến tranh xâm lược trong lịch sử TQ từ đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh đến ĐCSTQ ngày nay gây ra với VN để bạn ông rõ :            
 triều đai TQ
 trị vì (năm)
Số cuộc chiến
 Xâm lược VN
Tỉ lê %
Tống
167
2
1,19
Nguyên
97
3
3,09
Minh
276
1
0,36
Thanh
276
1
0,36
ĐCSTQ
65
4
6,15
Vậy thì thưa ông, Đảng của bạn ông mới trị vì đất Trung hoa có 65 năm đã gây ra 4 cuộc chiến tranh với Việt nam chết hàng chục vạn sinh linh cho 2 dân tộc, hơn moi triều đại lịch sử phong kiến trước đây của nước ông, sao bạn ông quên nhanh thế.Vậy gien ADN chăng những không lặn đi mà đang trội lên với cấp số nhân.
TTCh
 
Nguồn: 
 http://webwarper.net/ww/~av/bongbvt.blogspot.com/2014/07/thu-gui-thu-tuong-trung-quoc-ly-khac_19.html#more

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Hội nhà báo Việt Nam đã bỏ hai chữ "cách mạng" ?

Hội Nhà báo Việt Nam 
đã bỏ hai chữ “cách mạng”?


Thảo Dân (cư trú tại núi Hài)

Đây là chuyện nghiêm túc, chứ không phải là chuyện hài mà Thảo Dân tôi đang cư trú trên núi Hài nói chuyện hài đâu nhé.

Hơn 20.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam ở 288 tổ chức cơ sở hội nhà báo, của 63 Hội tỉnh, thành phố; 19 Liên chi hội; 206 chi hội trực thuộc vào những ngày này đang tưng bừng kỷ niệm 89 năm “Ngày báo chí cách mạng Việt Nam”.


Ông Thuận Hữu-Ủy viên TW Đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã ký hàng loạt Kỷ niệm chương tặng cho các hội viên của mình. Không chỉ tặng cho các hội viên đóng góp cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam, Kỷ niệm chương còn là “món quà” để ông Chủ tịch Hội tặng những lãnh đạo doanh nghiệp lắm tiền và đầy tai tiếng như EVN: Hoàng Quốc Vượng- Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực VN, Phạm Lê Thanh- Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực VN, Nguyễn Phúc Vinh- Chủ tịch Kiêm TGĐ Tổng công ty Điện lực Miền Bắc…

Điều các hội viên đặt câu hỏi: Ông Chủ tịch Hội, Ủy viên TW Đảng cộng sản Việt Nam đã bỏ hai chữ “cách mạng” rồi sao? Hãy xem bài “Tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” cho lãnh đạo ngành Điện lực Việt Namcongluan.vn

Chủ tịch HNBVN Thuận Hữu trao tặng kỷ niệm chương
Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam 
cho 3 đồng chí lãnh đạo của ngành Điện lực VN

Trên phông dòng chữ to tướng “Vì sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam”. Hai chữ “cách mạng” thể hiện đầy đủ tư tưởng của người làm báo cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh, người đã thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, khai sinh ra nước  Việt Nam dân chủ cộng hòa, cha đẻ của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Có lẽ Hồ Chí Minh không thể tin rằng hậu sinh đã giương hai chữ “cách mạng”, bám vào hai chữ “cách mạng” để ngụy trang cho mình, còn thực chất họ đã bỏ hai chữ “cách mạng” rồi?

Xin bạn đọc hãy xem Kỷ niệm chương mà Hội Nhà báo Việt Nam vừa tặng cho các hội viên với dòng chữ “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam” đều đã bỏ hai chữ “cách mạng”. Như vậy đủ hiểu bản chất của báo chí Việt Nam đã được thay đổi dưới sự cầm cờ của ông Thuận Hữu- Ủy viên TW Đảng cộng sản Việt Nam kiêm Chủ tịch hội.

Kỷ niệm chương không có hai chữ “cách mạng” đây nhé.

Lịch sử báo chí Việt Nam bắt đầu từ khi tờ Gia Định báo ra đời ngày 15/ 4/1865 tại Sài Gòn đến nay đã 149 năm. Như vậy, có thể hiểu báo chí Việt Nam thì phải kể đến tờ báo đầu tiên là tờ Gia Định báo. Khi bỏ hai chữ “cách mạng” ông Thuận Hữu đã thật sự đưa các hội viên của mình nhập vào đội ngũ những người làm báo tự do với sự ra đời của tờ Gia Định báo cách nay 149 năm, chứ không phải là tờ báo Thanh niên do Hồ Chí Minh sáng lập cách nay 89 năm. Bởi những người làm báo hiện nay như nhà thơ Trần Nhương đã viết:

“Nhà báo Việt Nam đông đội ngũ
Đồng ca một giọng hát hay ghê
Mấy chục năm trời chưa hết cũ
Áo the quần lĩnh giữ hồn quê
 Xin chúc bạn bầu nhiều hạnh phúc
An toàn là chính, rượu đầy be
Nói theo, viết nịnh tiền đầy túi
Chỉ cần các bác cấp trên mê....

Ông Thuận Hữu đã bỏ hai chữ “cách mạng” để nhập vào dòng chảy báo chí Việt Nam là một hành động dũng cảm. Đây có phải là việc làm nhằm cách mạng báo chí Việt Nam hiện nay? Xin được chúc mừng ông.

Thảo Dân
 
Nguồn:
http://ngocduonglc.blogspot.com/2014/06/2701-hoi-nha-bao-viet-nam-bo-hai-chu.html#more